Ngành Trí tuệ Nhân tạo ở Việt Nam hiện nay

Ngành Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam (AI) là khái niệm mới nhưng đầy triển vọng. Năm 2014, AI được đưa vào danh mục công nghệ cao cần ưu tiên phát triển. AI cũng bắt đầu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động trong thực tế như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông và thương mại điện tử…

Các ứng dụng công nghệ ngành Trí tuệ Nhân tạo ở Việt Nam

Hiện nay nhiều sản phẩm và công nghệ được ứng dụng AI đã mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Nhờ sự đầu tư thích đáng này đã đưa Việt Nam đứng trước thời cơ phát triển đột phát mới, đón bắt nhu cầu tương lai

Với tốc độ phát triển “thần tốc” như hiện nay, ngành Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam được dự báo sẽ sớm vươn lên tầm cao mới để cùng thế giới giải quyết các thách thức thế kỷ.
Với tốc độ phát triển “thần tốc” như hiện nay, ngành Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam được dự báo sẽ sớm vươn lên tầm cao mới để cùng thế giới giải quyết các thách thức thế kỷ.

Một số ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực AI tại Việt Nam như:

  • Hệ thống trả lời tự động (chatbot)
  • Xe tự hành cấp độ 3 sử dụng ở khu đô thị Ecopark,
  • Hệ thống giám sát hành trình do Tổng cục đường bộ đặt hàng hiện theo dõi khoảng 1 triệu xe khách và xe kinh doanh vận tải…
  • Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An 115 TP Hồ Chí Minh và bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là 3 bệnh viện đầu tiên ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ, cho phép mở cửa sổ điều trị từ 6 tiếng lên 24 tiếng, nâng cao cơ hội sống cho bệnh nhân.
  • Ứng dụng AI trong chẩn đoán nội soi hình ảnh giúp tự động xác định, khoanh vùng và đánh giá mức độ tổn thương của hệ tiêu hoá cũng giúp việc chẩn đoán được thực hiện nhanh gấp 5 lần phương án truyền thống với độ chính xác lên đến 90%.
  • Và đặc biệt gần đây tập đoàn Vingroup đã phát triển bộ phần mềm DrAir, hỗ trợ đánh giá tiên lượng Covid-19.
  • Vinpearl đã trở thành hệ thống khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt (Face Recognition – phát triển bởi Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research) giúp giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi thủ tục và quá trình di chuyển giữa các khu vực nội bộ của Vinpearl.
  • Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng AI cũng được chú trọng đầu tư, như dự án Khu công nghệ cao Hoà Lạc với tổng số vốn lên tới 450 triệu USD. Theo định hướng, đây sẽ là nơi ươm tạo công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao…

Ứng dụng ngành Trí tuệ Nhân tạo tại ĐH Duy Tân

Phát triển ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý phim Xquang, CT

Với sự xuất hiện của nhiều biến thể Covid-19 phức tạp, thì việc tạo ra những ứng dụng hỗ trợ các bác sĩ trong việc đưa ra các chẩn đoán nhanh và chính xác là vô cùng cấp thiết để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Do đó việc nghiên cứu và cho ra đời “Ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý ảnh phim chụp X-quang và CT”, các nhà khoa học của Đại học (ĐH) Duy Tân mong muốn góp sức mình vào công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý phim Xquang, CT - Đại học Duy Tân
Ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý phim Xquang, CT – Đại học Duy Tân

Ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý phim Xquang, CT là ứng dụng dựa trên AI của ĐH Duy Tân có thể phân loại được ảnh X-quang hay CT có biểu hiện bệnh Covid-19, Lao phổi hay Viêm phổi xuất phát từ các tác nhân nào như: nhiễm vi khuẩn, virus, COPD, SARS-CoV-1, hay MERS-CoV (SARS-CoV-1 và MERS-CoV đều là bệnh gây ra bởi tác nhân là Corona virus, giống như SARS-CoV-2 hay ta thường gọi là Covid-19) so với ảnh phổi của người không bị bệnh

Những kết quả mà ứng dụng này có thể làm được

  • Đối với phim X-quang, ứng dụng đạt độ chính xác tổng quát (accuracy) trên tập ảnh kiểm tra độc lập là ~97%.
  • Đối với ảnh CT vùng ngực, ứng dụng đạt độ chính xác tổng quát (accuracy) trên tập ảnh kiểm tra độc lập là ~99,28%.

Đã có một số công bố quốc tế ISI/Scopus của nhóm nghiên cứu liên quan tới việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào nghiên cứu phát triển ứng dụng này.

Cách cài đặt ứng dụng này:

Về phần cài đặt:

  • Tiện ích có sẵn ở địa chỉ web: http://co2c.duytan.edu.vn
  • Đối với ứng dụng trên Android, người dùng có thể vào CHPlay và tìm kiếm ứng dụng CO2C (CO = Covid, 2C = CT và C-ray) để tải về.

Người dùng có thể sử dụng web hay app bằng cách chọn và upload hình ảnh X-quang/CT lên hệ thống, hệ thống sẽ trả về kết quả dự đoán cho người dùng. Chức năng trên web hoạt động cũng tương tự với chức năng trên Android.

Trước đó, ĐH Duy Tân cũng đã nghiên cứu thành công và cho ra mắt:

Máy thở dtu-VENT được thiết kế “2 trong 1”, tích hợp cả chức năng “thở không xâm nhập” và “thở xâm nhập”, cùng nhiều chức năng khác như:

  •  Bảng điều khiển cảm ứng có thể điều khiển từ xa,
  •  Khả năng điều khiển giám sát nhiều máy thở cùng lúc,

Khả năng cảnh báo để các bác sĩ và y tá xử lý các trường hợp bất thường một cách kịp thời.

Ngoài 2 sản phẩm này các bạn sinh viên thuộc nhóm nghiên cứu công nghệ AI đã bắt tay vào chế tạo và thử nghiệm thành công chú Robot Phục vụ thông minh và các sản phẩm công nghệ khác. Các bạn có thể xem thêm thông tin về ngành Trí tuệ nhân tạo – ĐH Duy Tân tại đây: https://duytan.edu.vn/tuyen-sinh/Page/EducationDetail.aspx?id=236

Bình luận ở “Ngành Trí tuệ Nhân tạo ở Việt Nam hiện nay

  1. Pingback: Ngành Trí tuệ Nhân tạo dẫn đầu xu thế thời đại

Đã đóng bình luận